Bộ điều khiển tưới tự động bằng điện thoại: Tính năng chi tiết ( P1)
Bộ điều khiển tưới tự động bằng điện thoại: Tính năng chi tiết ( P1)
Kính thưa bà con!
Trong phần 1 này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu kĩ về tính năng của bộ điều khiển tưới tự động bằng điện thoại EG-T26 và một số lệnh điều khiển bật/tắt
1. Nhiều chế độ vận hành:
- Có 2 chế độ điều khiển:
– Điều khiển bằng tay: Nếu muốn bật tái đầu ra, chỉ cần chuyển công tắc sang vị trí “Bật”, nếu muốn tắt bằng tay, chuyển công tắc sang vị trí ” Tắt”
– Điều khiển tự động bật tắt qua điện thoại: Chuyển công tắc về vị trí ” Tự động” và dùng điện thoại để điều khiển bật/tắt, hẹn giờ, cấu hình… cho thiết bị.
Như vậy, trong trường hợp người chủ quên điện thoại, hoặc điện thoại hết pin, người chủ vẫn có thể bật tắt bằng tay được.
2. Tải đầu ra đa dạng:
- Tải đầu ra có thể là tải xoay chiều 1 pha, 3 pha như máy bơm, đèn chiếu sáng… công suất lớn đến hàng chục HP , hay tải 1 chiều như van điện từ, đèn Led trang trí…
3. Điều khiển thiết bị qua sóng điện thoại với chi phí cực thấp, khoảng cách xa hàng ngàn km:
- Người dùng sử dụng điện thoại của mình để gửi tin nhắn đến số điện thoại của thiết bị theo đúng cú pháp được viết trong tập ” Hướng dẫn sử dụng”
- Khoảng cách điều khiển lên tới hàng ngàn km. Cứ ở đâu có sóng điện thoại là có thể lắp đặt bộ điều khiển EG-T26 của chúng tôi và người điều khiển chỉ cần ở khu vực có sóng điện thoại là có thể điều khiển được thiết bị. Với mức độ phủ sóng hiện nay của các nhà mạng thì có thể nói chắc chắn rằng ở bất cứ nơi đâu( dù miền xuôi hay miền ngược, dù miền Nam hay miền Bắc..) bà con cũng có thể điều khiển thiết bị của mình một cách dễ dàng.
- Bộ điều khiển EG-T26 nhận SIM của tất cả các nhà mạng ở Việt Nam như: Viettel, Vinaphone, Mobiphone…
- Mỗi câu lệnh của bà con gửi đến thiết bị điều khiển tự động EG-T26 đều nhận được phản hồi nếu thiết bị đã nhận được lệnh. Ví dụ lệnh điều khiển bật máy thứ nhất 120 phút, hết 120 phút máy sẽ tắt: M1 B 120 thì bộ điều khiển tự động sẽ gửi lệnh phản hồi ” OK” nếu lệnh được nhận và ngược lại nếu không nhận được phản hồi tức là lệnh chưa được nhận, bà con nên gửi lại lệnh 1 lần nữa để chắc chắn.
- Đặc biệt hơn, nếu trường hợp SIM điện thoại hết tiền, bà con vẫn có thể điều khiển được thiết bị, chỉ có lệnh phản hồi là không trả về do SIM hết tiền.
4. Điều khiển thiết bị tự động bật tắt theo thời gian: 1 lệnh giải quyết được cả việc bật, tắt và chính xác thời điểm muốn thực hiện lệnh
- Lệnh bật: M1 B [thời gian bật] S [thời gian trễ (kể từ khi gửi lệnh)]
- Lệnh tắt: M1 T [thời gian tắt] S [thời gian trễ (kể từ khi gửi lệnh)]
- Giả sử chỉ cần 1 lệnh bật máy 1 lúc 7h sáng: M1 B 120 S 60 thì có nghĩa là máy 1 sẽ được bật 120 phút nhưng lại không bật ngay lúc người sử dụng gửi lệnh mà được trễ 1 khoảng 60 phút. Hay nói cách khác là lúc 8h00ph, máy 1 sẽ bật và bật 120 phút( tức là đến 10h sáng máy 1 sẽ tự tắt), bà con không cần phải nhớ là đến 10h sáng phải gửi 1 lệnh tắt cho máy. Trường hợp này rất thuận lợi cho bà con chủ động về thời gian trong việc tưới tiêu từ xa, không cần phải nhớ nhiều, không cần phải nhớ là phải chờ đến 8h sáng mới được gửi lệnh bật hay đến 10h sáng lại phải gửi thêm 1 lệnh tắt nữa.
- Nếu máy 1 bật ngay lập tức thì lệnh gửi đi không cần có ” S 60″, khi đó lệnh điều khiển tức thời sẽ có cấu trúc: M1 B 120
- Tùy vào thời gian muốn bật, tắt thiết bị, bà con thay đổi số thứ tự của máy ( M1->M2, M3..M8), thời gian bật tắt, thời gian trễ sao cho phù hợp với thực tế.
- Lệnh gửi sau sẽ đè lên lệnh trước: Cũng trong ví dụ trên, giả sử người dùng muốn thay đổi ,chỉ muốn bật 90 phút và trễ 100 phút thì sau khi đã gửi lệnh M1 B 120 S 60, người dùng có thể gửi lệnh M1 B 90 S 100 để đè lên lệnh trước. Tương tự có thể gửi lệnh tắt M1 T [thời gian tắt] để tắt thiết bị…
- Thời gian bật tắt trong khoảng từ 0 phút đến 9999 phút.
5. Điều khiển 2 thiết bị độc lập với nhau, có thể mở rộng thêm nhiều thiết bị:
- Cũng với lệnh bật tắt trên, nếu gửi lệnh M1 B 100 S 60 và M2 B 300 S 10 thì 2 thiết bị thực hiện độc lập nhau. Máy 1 sẽ bật 100 phút sau khi gửi lệnh được 60 phút còn máy 2 sẽ bật 300 phút sau khi gửi lệnh là 10 phút.
- Số thiết bị mở rộng của EG-T26 là 6 thiết bị , tức ta có tổng cộng 8 thiết bị có thể được tích hợp với bộ điều khiển tự động này.
- Nếu muốn bật tắt tất cả các thiết bị với thời gian và thời điểm bật tắt giống nhau thì ta có thể thay vị trí từng máy( M1, M2…) bằng MA. Giả sử lệnh: MA B 120 S 30 có nghĩa tất cả các thiết bị sau thời điểm gửi lệnh 30 phút, sẽ bật 120 phút.
Trên đây là 5 tính năng đầu tiên của bộ điều khiển tưới tự động bằng điện thoại EG-T26
Mời bà con tiếp tục theo dõi các tính năng liên quan đến cấu hình, thiết lập thông số như số điện thoại quản lý, số phụ, thời gian biểu, thay đổi mật khẩu… trong phần 2 :
Bộ điều khiển tưới tự động bằng điện thoại: Tính năng chi tiết ( P2)
Nguồn: evergreentech.vn
Trang web chuyên về hệ thống tưới tự động Evergreentech.vn