Hướng dẫn sử dụng bộ điều khiển từ xa qua wifi EW01 EW01s EW01B EW01x LAZICO
Với thời đại công nghệ hiện nay, chắc chắn các bạn không còn xa lạ với các thiết bị điều khiển từ xa qua wifi bằng điện thoại, điều khiển các thiết bị từ xa tự động mà không cần phải đến tận nơi để bật tắt thiết bị. Tiết kiệm được rất nhiều thời gian, giảm sức lao động, tăng công suất cây trồng…Hôm nay mình sẽ hướng dẫn các bạn cách điều khiển bộ điều khiển từ xa qua wifi bằng điện thoại của công ty cổ phần Lazico Việt Nam nghiên cứu và sản xuất.
1. Hướng dẫn cài đặt app LAZICO kết nối bộ điều khiển từ xa qua wifi
Để cài app, các bạn vào App store (với hệ điều hành IOS) và CH play (với hệ điều hành Androi) gõ từ khóa “Lazico connect” rồi tải app về.
2. Hướng dẫn kết nối bộ điều khiển qua wifi EW01, EW01s, EW01B, EW01x
- Sau khi bạn cài app về, tiến hành tạo tài khoản để truy cập vào app. Các bạn có thể tạo tài khoản qua tài khoản google, tài khoản Facebook, tài khoản email, hoặc bằng số điện thoại.
- Để kết nối thiết bị với app, các bạn cần cấp nguồn cho bộ điều khiển EW01, EW01s, EW01B, EW01x rồi thực hiện 2 bước dưới đây:
+Bước 1: Nhấn giữ nút nhấn trên mặt hộp trong 4-5s liên tiếp. Buông tay và chú ý đèn wifi màu đỏ của thiết bị, khi này đèn sẽ chớp nhanh (3 lần/s)
+Bước 2: Mở app “Lazico Connect” (sau khi đã tạo tài khoản thành công)
– Trong mục “Danh Sách” Nhấn vào biểu tượng dấu “+” để thêm thiết bị / Chọn thiết bị wifi/ Nhấn “Tiếp theo”
– Điền mật khẩu wifi / Nhấn “THIẾT LẬP” và chờ App kết nối tới thiết bị qua wifi.
Lưu ý: Thiết bị chỉ nhận được mạng wifi 2.4G (không nhận được mạng wifi 5G), tên mạng không được chứa bất kì kí tự đặc biệt, hoặc tên wifi có dấu.
– Sau khi App đã kết nối được với bộ điều khiển, trong mục “Danh sách” sẽ xuất hiện thiết bị, khi ngày có thể cấu hình các đầu ra, cấu hình đầu dò hay cũng như điều khiển và giám sát từng đầu ra.
Chú ý: Nếu kết nối lần đầu không thành công vì lí do kết nối mạng kém, vui lòng reset lại thiết bị bằng cách ngắt nguồn nuôi cho thiết bị. Đồng thời cũng tắt app và vào lại. Sau đó lặp lại các bước trên.
*Chú thích về led hiển thị trên bộ điều khiển từ xa qua wifi EW01s, EW01B, EW01x
-THIẾT BỊ EW01s, EW01B:
–Đèn màu đỏ: Báo trạng thái kết nối wifi
+ Đèn sáng: Đã kết nối tới wifi
+ Đèn chớp 1 lần/2s : Chưa kết nối tới wifi
+ Đèn chớp 3 lần/1s : Chờ kết nối tới wifi qua mất khẩu.
+ Đèn chớp 1 lần/1s : Chờ kết nối tới wifi qua tên thiết bị.
–Đèn xanh lá: Đèn sáng/tắt khi người dùng bât/tắt thiết bị.
–Đèn màu vàng: Đèn sáng khi 2 đầu dây của đầu dò 1 được nối thông với nhau, và ngược lại đèn tắt khi 2 dây của đầu dò 1 không tiếp xúc với nhau.
-Đèn xanh dương: Đèn sáng khi 2 đầu dây của đầu dò 2 được nối thông với nhau, và ngược lại đèn tắt khi 2 dây của đầu dò 2 không tiếp xúc với nhau.
-THIẾT BỊ EW01x :
+ Với EW01x chỉ có đèn báo màu đỏ ẩn mờ trước mặt thiết bị để báo trạng thái kết nối tới wifi.
3. Hướng dẫn điều khiển, hẹn giờ tức thì, hẹn giờ theo lịch biểu
Thiết bị điều khiển từ xa qua wifi LAZICO đều có 3 chế độ điều khiển:
- Bật. tắt tức thời: Bật tắt bằng nút nhấn trên mặt thiết bị, hoặc bằng nút nhấn trên app điện, web thiết bị sẽ ngay lập tức bật, tắt.
- Bật, tắt theo thời gian: Hẹn giờ bật, hẹn giờ tắt trên app hoặc web. Thiết bị sẽ chạy đúng thời gian bật, tắt như đã cài đặt và sẽ chỉ chạy 1 lần, sau khi thiết cài đặt thời gian xong, nhấn ok thiết bị sẽ tự động chạy theo giờ gian bạn đã thiết lập.
- Bật. tắt theo lịch biểu: Cài đặt lịch biểu trên app hoặc web. Lịch biểu có thể thiết lập chi tiết theo giờ-phút-giây-thứ trong tuần. Thiết bị sẽ chạy lặp đi, lặp lại theo như đã cài đặt. Trong thời gian chạy theo lịch biểu. có thể kết hợp chạy theo chu kì tuần hoàn
+Để cài đặt lịch biểu cho bộ điều khiển từ xa qua wifi 1 kênh, bạn click vào chữ “thêm” -> “lịch biểu” -> “thêm” để cài đặt thời gian bắt đầu và kết thúc, thêm mốc thời gian các bạn lại tiếp tục nhấn vào “thêm”. Bạn cũng có thể hẹn giờ theo các ngày trong tuần (ví dụ thứ 2, 4, 6 bật, thứ 3, 5, 7 tắt)
+Sau khi bạn cài đặt thời gian xong, nhấn vào chữ “Lưu” để thiết bị nhận lệnh điều khiển và lưu lại trạng thời gian cho lịch biểu
+Chú ý: Các bạn phải chuyển qua tab lịch biểu để thiết có thể chạy theo chế độ hẹn giờ mà các bạn đã cài đặt
+Có thể chọn chế độ hẹn giờ theo chu kì(ví dụ 30s bật, 30s tắt hoặc cài đặt bật tắt theo chu kì theo phút hoặc giờ)
+Thêm mốc thời gian khác, hoặc thêm lịch biểu, các bạn làm tương tự tự như trên.
4. Hướng dẫn cấu hình đầu dò cho bộ điều khiển 1 kênh qua wifi LAZICO
- Để cấu hình đầu dò của bộ điều khiển từ xa qua wifi, bạn vào mục “đầu dò”, sau đó lựa chọn các cấu hình bên mình đã cấu hình sẵn: Phao tự động, báo cháy, báo mở cửa, báo mở cửa, báo cạn nước, báo áp suất cao, bạn cũng có thể thay đổi thông số phù hợp với nhu cầu mong muốn, nếu bạn không dùng đầu dò các bạn chọn “không dùng”
- Để dùng được chân đầu dò, các bạn cần có cảm biến dạng tiếp điểm gắn vào đầu dò của bộ điều khiển, mình ví dụ ở đây mình dùng cảm biến dòng chảy HFS – 25, mình lựa chọn cấu hình cho tiếp điểm 1 là báo cạn nước, mình sẽ cấu hình như sau:
+ Đầu dò bật
+ Hẹn giờ: 00:00:00 đến 23:59:59 (mình bật đầu dò cả ngày)
+Lặp lại theo tuần từ thứ 2 đến chủ nhật
+Loại đầu dò:
*Mở: tức là đầu dò dạng tiếp thường mở
*Đóng: đầu dò dạng tiếp điểm thường đóng
*Áp suất: dạng đầu dò tiếp điểm thường mở, chỉ dò khi đầu ra được bật
*Dòng chảy: dạng đầu dò tiếp điểm thường đóng, chỉ dò khi đầu ra được bật
->> Cảm biến dòng chảy HFS-25 của mình là cảm biến dạng tiếp điểm thường đóng, và sau khi bơm bật mình mới dò báo cạn nước, nên phần loại đầu dò mình sẽ chọn là “dòng chảy”
+Thời lượng dò: chân đầu dò liên tục dò trong khoảng thời gian mình cài đặt (thời lượng dò), nếu mà trong thời gian dò đó liên tục gặp sự cố, thiết bị sẽ hiểu đó là sự cố. Trong trường hợp báo cạn nước mình cấu hình thời lượng dò là “1 phút”, nếu khoảng cách từ bơm đến cảm biến dòng chảy xa, bạn cũng thể để thời lượng dò lớn hơn.
+Xử lý khi có sự cố: khi có sự cố xảy ra bạn có thể cấu hình cho đầu ra là bật, tắt, hay là bỏ (bỏ ở đây là khi xảy ra sự cố thiết bị sẽ không làm gì, và sẽ chạy theo lệnh của đầu ra).
*Trong trường hợp này mình cấu hình trong khi xảy ra sự cố đầu ra sẽ là “Tắt” để đảm bảo an toàn cho máy bơm (khi bơm liên lục không có nước, khiến bơm dễ bị cháy và hỏng)
+Thời gian xóa sự cố: tính từ lúc bắt đầu phát hiện ra sự cố, nếu mà người dùng không khắc phục trong thời gian xóa sự cố, sau khi hết thời gian xóa sự cố, thiết bị sẽ tự động xóa sự cố và hoạt động theo cấu hình “xử lý xong sự cố”
*Với cảnh báo cạn nước mình sẽ đặt thời gian xóa sự cố là “30 phút”, sau 30 phút thiết bị tự động xóa sự cố và tiếp tục dò lại. Nếu các bạn khắc phục sự cố dưới thời cài đặt (như ở trên mình cài đặt là 30 phút) thì bạn cần phải reset hoặc tắt nguồn thiết bị và khởi động lại, khi bật bơm lại, thiết bị sẽ tự động dò lại.
+Xử lý xong sự cố: khi sự cố đã được khắc phục và xử lý xong, bạn có thể cấu hình đầu ra là bật, tắt, bỏ (khi cấu hình là “bỏ” thiết bị sẽ hoạt động theo lệnh đầu ra ban đầu), Tiếp ( khi cấu hình “Tiếp” thiết bị sẽ chạy theo lệnh cấu hình của “xử lý khi có sự cố”. Ví dụ “xử lý khi có sự cố” của bạn đang là bật, đến mục “xử lý xong sự cố” bạn chọn cấu hình là “tiếp” thiết bị chạy theo mục “xử lý khi có sự cố” là bật)
*Ở phần cấu hình cho báo cạn nước, xử lý xong sự cố mình sẽ cấu hình là “tắt” để đảm bảo an toàn cho máy bơm.
+Nội dung cảnh báo: Bạn có thể viết nội dung tùy thích.
->> Sau khi cấu hình xong, các bạn nhấn vào “LƯU” để thiết bị nhận lệnh cấu hình đầu dò và hoạt động theo cấu hình của bạn đã thiết lập.
Với các đầu dò 2 các bạn cũng làm tương tự như trên.
Như vậy, với bài viết trên hi vọng sẽ giúp các bạn hiểu rõ và có thể điều khiển thiết bị đơn giản và dễ dàng. Nếu các bạn có thắc mắc hay chưa hiểu điểm nào thì có thể liên hệ trực tiếp đến cho mình qua hotline: 0333.04.8889 (zalo)
Chúc các bạn thành công!
Công ty cổ phần Lazico Việt Nam
Hotline: 0333.04.8889 – 0333.875.8889
Địa chỉ: Số 28, ngõ 50/71 Mễ Trì Thượng, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Website: Evergreentech.vn
Facebook: Điều khiển từ xa Lazico